Đâu là những tổ chức Esports giá trị nhất thế giới? Mới đây thôi tạp chí danh tiếng của Mỹ là Forbes đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Đáng chú ý khi tập đoàn SK Telecom với đội tuyển LMHT – T1 cùng “chủ tịch” Faker chỉ đứng ở vị trí cuối cùng. 789bet sẽ gửi đến quý vị danh sách cụ thể ở bài viết dưới đây.
1. Team SoloMid – Tổ chức Esports giá trị nhất thế giới
Đứng đầu trong danh của chúng ta là Team SoloMid hay còn được gọi với cái tên ngắn gọn là TSM. Đây là tổ chức Esports được thành lập vào tháng 09/2009. TSM có đội tuyển LMHT giàu thành tích nhất tại khu vực Bắc Mỹ. Ngoài ra họ còn sở hữu nhiều team ở những tựa game như Apex Legends, Fortnite hay PUBG.

Hiện tại tổng giá trị của TSM là khoảng hơn 410 triệu USD. Doanh thu mỗi năm ước tính khoảng 45 triệu USD, trong đó Esport chiếm 50%.
2. Cloud9
Đây là một tổ chức Esports của Mỹ, được thành lập vào năm 2012. Khi đó Cloud9 được biết đến với tên gọi Orbit Gaming. Hiện tại họ sở hữu rất nhiều đội tuyển ở các trò chơi như: Fortnite, CS:GO, Overwatch, Rocket League và đặc biệt là LMHT.
Giá trị của tổ chức này rơi vào khoảng 350 triệu USD, với doanh thu mỗi năm 30 triệu, Esports đóng góp 70% trong số này. Năm 2019, Cloud9 ký hợp đồng với hãng thể thao nổi tiếng Puma và tăng trưởng rất nhanh nhờ việc này.
3. Team Liquid
Team Liquid đặt trụ sở tại Bắc Mỹ, có thời gian họ thống trị hoàn toàn khu vực này với những chức vô địch liên tiếp ở các tựa game như: LMHT, CS: GO và DOTA 2. Giá trị của tổ chức rơi vào khoảng hơn 310 triệu USD. Một năm họ thu về khoảng 28 triệu USD, trong đó Esports chiếm đa số với 89%.
Dù cho những năm qua dịch bệnh Covid-19 hoành hành khắp mọi nơi. Nhưng bằng khả năng của mình, Team Liquid không chỉ đứng vững và còn phát triển khá mạnh.
4. Faze Clan
Tổ chức Esports này có xuất phát điểm khá bình thường, họ chỉ là một đội tuyển Call of Duty với trình độ trung bình. Khi đó công việc chính của Faze Clan là thực hiện sản xuất những clip hướng dẫn chơi trên nền tảng Youtube.
Năm 2016 đánh dấu sự phát triển của Faze khi họ mua lại một đội tuyển CS: GO và lên ngôi vô địch ngay ở giải đấu đầu tiên. Điều này giúp cho họ thu hút được rất nhiều ngôi sao cũng như streamer gia nhập. Hiện tại giá trị của tổ chức này khoảng 300 triệu USD.
5. 100 Thieves
100 Thieves (100T) được thành lập bởi cựu tuyển thủ Matthew “Madeshot” Haag của tựa game Call Of Duty. 100T không chỉ là một tổ chức Esports thông thường, họ còn rất thành công trong ngành thời trang. Những cái tên nổi tiếng đang làm việc tại đây có thể kể ra như: Valkyrae, Yassuo, CourageJD… Hay cả người đi rừng của GAM là Levi cũng có một thời gian gia nhập tổ chức này.

Giám đốc điều hành của 100T cho biết: “Chiến lược của tổ chức là phát triển mạng trên các nền tảng MXH như: Facebook, Youtube…”. Giá trị của họ hiện vào khoảng 200 triệu USD, với doanh thu hàng năm 18 triệu, tuy nhiên Esports chỉ chiếm 35%.
6. Gen.G
Gen.G là tổ chức Esports của Hàn Quốc, nhưng đã vươn tầm ra thế giới trong nhiều năm qua. Cụ thể từ năm 2018 – 2019, Gen.G gia nhập thị trường Mỹ và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Hiện tại họ đang sở hữu một số đội tuyển nổi bật của LMHT, NBA 2K League hay Overwatch.

Khán giả Việt Nam có lẽ cũng không quá xa lạ với cái tên này khi đội LMHT của Gen.G mới về nhì tại LCK Mùa Xuân 2022. Ngoài ra Duy Còm – một streamer có tiếng của nước ta cũng đang tham gia tổ chức này với tư cách người sáng tạo nội dung.
Theo Forber, Gen.G hiện tại có giá trị khoảng 190 triệu USD. Doanh thu hàng năm 14 triệu, trong đó Esports chiếm khoảng 75%.
7. Enthusiast Gaming
Đây có lẽ là một cái tên khá mới mẻ bởi họ không có đội tuyển của những tựa game nổi tiếng như LMHT, CS:GO… Dành cho những ai chưa biết, Enthusiast Gaming là một tổ chức Esports được thành lập vào năm 2014 tại Canada. Họ sở hữu trang web Destructoid và Escapist Magazine, cũng như Gaming Live Expo. Giá trị của Enthusiast Gaming rơi vào khoảng 180 triệu USD.
[sc name=”link1″][/sc]
8. G2 Esports
Được thành lập bởi cựu chuyên gia LMHT Carlos “ocelote” Rodriguez Santiago, G2 là tổ chức Esports của Tây Ban Nha, nhưng lại đặt trụ sở tại Berlin – Đức. Với rất nhiều chiến thắng ở các giải đấu như: Counter-Strike, Rainbow Six Siege, Fortine, Valorant hay LMHT… G2 liên tục nằm trong nhóm những tổ chức thể thao điện tử thành công nhất kể từ khi thành lập.
Với giá trị 175 triệu USD, cùng với doanh thu hàng năm khoảng 19 triệu USD. G2 Esports xứng đáng nằm trong danh sách của chúng ta.
9. NRG Esports
GAM Esports có lẽ là cái tên nổi tiếng nhất trong cộng đồng thể thao điện tử Việt Nam. Tuy nhiên có lẽ không nhiều người biết đến chủ sở hữu của GAM chính là NRG Esports.
Tổ chức này được thành lập vào năm 2015, có trụ sở tại California. Trước đây họ được biết đến nhiều nhờ sự thành công của đội tuyển Rocket League, Overwatch và Call of Duty.
10. T1 Entertainment & Sports
Vị trí cuối cùng trong danh sách 10 tổ chức Esports giá trị nhất thế giới thuộc về cái tên rất quen thuộc T1. Vào năm 2003, tập đoàn viễn thông Hàn Quốc SK Telecom và Comcast Sports Ventures quyết định liên kết và lập ra T1 Entertainment & Sports.

Thành công lớn nhất của tổ chức là việc đưa SKT T1/T1 trở thành đội tuyển LMHT thành công nhất trong lịch sử trò chơi này. Ngoài ra trước đó ở những tựa game Dota 2 và StarCraft I, II đội tuyển của họ cũng thi đấu rất tốt. Hiện tại ước tính giá trị của T1 là khoảng 150 triệu USD.
Tổng kết
Trên đây là danh sách 10 tổ chức Esports có giá trị nhất thế giới do tạp chí Forbes công bố. 789bet hy vọng họ sẽ ngày càng phát triển mạnh và đem thể thao điện tử đến gần hơn với nhiều nơi trên thế giới.